top of page
Blog: Blog2
Writer's picturephukhoahanoi

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt như thế nào?


Hơn 90% chị em phụ nữ đã và đang bị cơn đau bụng kinh hoành hành mỗi khi tới chu kì kinh nguyệt. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ đau bụng kinh nguyệt khác nhau, người đau âm ỉ nhưng người lại đau dữ dội, dai dẳng kéo dài suốt kỳ kinh.


Vậy hãy cùng các chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa đau bụng kinh hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.


Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt


Đau bụng kinh (thống kinh), đau bắt đầu từ hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi và khắp bụng, đôi khi thấy đau đầu và đau ngực. Những cơn đau bụng kinh có thể nhẹ thoáng qua, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội diễn ra trong những ngày đèn đỏ và sau 1 - 2 ngày hành kinh đầu tiên nó sẽ biến mất.


Đau bụng kinh ảnh hưởng đến khả năng học tập và lao động của nữ giới. Đa phần các bạn gái thường chịu đựng mà ít khi đi khám hoặc dùng thuốc chữa đau bụng kinh. Tuy nhiên, khi thấy đau bụng kinh dữ dội và không thể chịu nổi, các chị em cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị.

Bài viết đọc thêm:

Nguyên nhân


Nguyên nhân nguyên phát


- Trong thời gian hành kinh, tử cung phải co bóp để đưa máu ra ngoài, sự co thắt này phải duy trì trong thời gian khá dài, lại không dễ thả lỏng hoàn toàn. Điều này dẫn tới việc tử cung bị co thắt quá độ dẫn đến đau bụng hành kinh.


- Do hàm lương prostagladin cao: Đây là một hormone có liên quan đến sự viêm và đau, chúng có mặt khắp mọi nơi trong cơ thể. Trong kỳ kinh, hàm lượng prostagladin trong máu tăng cao. Chính vì vậy, những cơn đau do tử cung co thắt trở nên đau đớn hơn.


Ngoài ra bệnh còn do thiếu vận động, căng thẳng, dùng chất kích thích.


Nguyên nhân thứ phát


Các nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát thường là do lạc nội mạc tử cung, triệu chứng viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, chít hẹp lỗ tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung dị dạng, đặt vòng tránh thai, u hoặc u nang buồng trứng.


Triệu chứng


Đau bụng kinh nguyên phát


- Những cơn đau xuất hiện trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, tùy cơ địa.


- Kèm theo đau bụng là những triệu chứng như căng tức ngực, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, đi tiểu nhiều lần, thậm chí tiêu chảy…


- Nếu cơn đau nặng, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu toát mồ hôi, làn da tái nhợt, lạnh ngắt tay chân, hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ngất.


Đau bụng kinh thứ phát


Đau bụng kinh thứ phát khá thường gặp ở những người mắc bệnh phụ khoa như: Lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, cổ tử cung hẹp, dính khoang tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm lộ tuyến hoặc buồng trứng đa nang…


Ngoài những triệu chứng đau bụng kinh thường gặp như: Đau bụng dưới, đau lưng, ngực và xương mu, mệt mỏi, toạt mồ hôi…Đau bụng kinh thứ phát còn kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, bụng dưới căn cứng, xuất huyết giữa chu kỳ, chuột rút kinh nguyệt, máu kinh có màu sắc và tính chất bất thường…


Cách giảm đau bụng kinh?


1. Chườm nóng bụng


Chị em nên lấy nước ấm cho vào chai nhựa hoặc bình cao su rồi chườm lên bụng. Áp dụng cách này, sự co thắt tử cung sẽ nhịp nhàng hơn, máu được lưu thông dễ dàng và cơn đau giảm bớt,


2. Xoa bóp với gừng tươi


Gừng tươi đem rửa sạch , gia nhỏ rồi đắp lên bụng khoaongr 15 phút. Độ nóng của gừng tiết ra sẽ khiến giúp các bạn gái cảm thấy dễ chịu hơn, cơn đau bụng kinh sẽ được giảm bớt.


Ngoài ra, chị em có thể cắt vài lát rồi cho vào nước ấm để uống. Cách này làm cho bụng trở nên ấm hơn, máu kinh được lưu thông và những khó chịu ngày “đèn đỏ” cũng không còn.


3. Xoa bóp bằng dầu nóng, dán cao


Với cách này, chị em chỉ cần bôi dầu nóng hoặc dán cao vào bùng dụng dưới nơi cơn đau hoành hành. Từ đó sẽ giúp cho những cơn đau được dịu xuống và giảm đi sự khó chịu cho phái nữ.


4. Ngải cứu


Với những bạn bị đau bụng kinh thì chị em chỉ cần ăn trứng gà với lá ngải thì những cơn đau bụng sẽ giảm dần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy lá ngải cứu khô 10g sắc lên với nước uống. Khi uống bạn có thể cho thêm một chút đường để uống, chia thành 2 lần uống/ngày.


5. Sử dụng thuốc để làm dịu cơn đau


Chị em có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh. Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.


Nếu đã áp dụng phương pháp này nhưng những cơn đau bụng kinh vẫn không hề thuyên giảm thì nên đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời bởi rất có thể đau bụng kinh là dấu hiệu của căn bệnh phụ khoa nào đó.

Kiến thức phụ khoa:
11 views0 comments

Comments


bottom of page