Chậm kinh nguyệt là hiện tượng đến kỳ kinh nguyệt mà vẫn chưa thấy máu kinh xuất hiện. Theo chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân chậm kinh, trong đó có nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Để làm rõ vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây:
>>>Bài viết tham khảo:
Rối loạn kinh nguyệt? Triệu chứng và điều trị
Đau bụng kinh nguyệt như thế nào?
Nguyên nhân chậm kinh nguyệt
Một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường dao động trong khoảng 28 – 32 ngày, cộng trừ thêm 5 ngày vẫn được xem là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên số chị em có kinh nguyệt đều đặn là rất ít, bị trễ kinh nguyệt là tình trạng nữ giới thường xuyên gặp phải.
Chậm kinh do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu chị em đã có quan hệ tình dục và không sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn thì khả năng mang thai là có thể.
Ngoài ra, chậm kinh có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác. Một số nguyên nhân kinh nguyệt không đều phổ biến khiến nữ giới bị chậm kinh nguyệt như sau:
- Căng thẳng
Áp lực trong công việc, đời sống sinh hoạt khiến bạn luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, lượng hormone trong cơ thể vì thế mà thay đổi, làm giảm khả năng rụng trứng và gây ra nguyên nhân chậm kinh.
- Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai làm ức chế sự rụng trứng và vì thế kinh nguyệt không xuất hiện. Thậm chí nếu thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ dễ bị rối loạn chu kỳ kinh và tiềm ẩn nguy cơ vô sinh rất lớn.
- Tuổi tác
Rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới độ tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Do nội tiết tố lúc này không ổn định khiến kinh nguyệt không đều, trong đó có chậm kinh.
- Tăng giảm cân đột ngột
Tăng giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn khiến lượng hormone tiết ra bị thay đổi bất thường, ảnh hưởng tới khả năng rụng trứng gây chậm kinh nguyệt.
- Biến chứng sau phẫu thuật không an toàn
Một trong những biến chứng của phẫu thuật không an toàn là hiện tượng dính buồng trứng. Hiện tượng này có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ứ huyết bên trong cơ thể và gây chậm kinh.
- Tuyến giáp hoạt động kém
Tuyến giáp giữ vai trò trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất cũng như vận hành và tương tác các cơ quan trong cơ thể để đảm bảo cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, ổn định. Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh hoặc lỡ kinh
- Do mắc bệnh phụ khoa
Các viêm nhiễm, bệnh lý tại phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tử cung, u xơ cổ tử cung… cũng có khả năng tác động đến kinh nguyệt và làm chậm kinh.
Cách khắc phục
Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan nếu chị em bị chậm kinh do bị căng thẳng tinh thần và stress kéo dài.
Tập thể dục thể thao, hãy thử chạy bộ vào buổi sáng khi không khí thực sự tươi mát, nếu lười hãy kéo theo đứa bạn thân, nó sẽ giúp bạn có động lực tập luyện hơn rất nhiều.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, các loại thực phẩm bạn nên dùng hàng ngày như: rau xanh, trái cây, thịt bò, cá,…. Đồng thời, bạn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất béo và đồ uống có chứa các chất kích thích như: café, bia, rượu, nước uống có ga,…
Nên đi khám phụ khoa định kỳ nếu tình trạng chậm kinh này kéo dài và thường xuyên xảy ra.
Chậm kinh nguyệt là hiện tượng nữ giới thường xuyên gặp phải. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chậm kinh lại do căn bệnh nào đó gây ra, chị em tuyệt đối không được coi thường mà cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và có cách khắc phụ sớm.
>>> Tìm hiểu thêm:
Viêm vùng chậu là gì? Triệu chứng và điều trị
Viêm ống dẫn trứng là gì?
Tắc vòi trứng: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
Commentaires